Giao tiếp của các tài xế khi đi trên đường hoàn toàn khác với giao tiếp hằng ngày. Cùng khám phá 10 tín hiệu giao tiếp của lái xe chuyên nghiệp để biết họ đang “nói” điều gì với nhau.
1. Khi muốn hỏi: “Phía trước có… không?”
Đây là tín hiệu giao tiếp thường gặp nhất mà bất kì lái xe nào cũng cần nắm rõ và thực hiện nghiêm túc. Các lái xe sẽ thực hiện nháy đèn pha 3 lần vào xe đối diện, đồng thời chỉ thẳng tay ra phía trước.
Tùy thuộc vào tình hình thực tế phía trước mà lái xe đi ngược chiều sẽ phản hồi lại bằng các tín hiệu giao tiếp bằng tay tương ứng.
Xem thêm: Dịch vụ chuyển nhà trọn gói tại TPHCM
– Xòe cả bàn tay lắc lắc sang 2 bên: không có gì, cứ chạy bình thường
– Xòe cả bàn tay nhưng để úp tay xuống, gần như đập vào vô lăng vài cái: “Giảm tốc đi, phía xa có…”
– Nắm tay lại đồng thời chỉ ngón trỏ xuống dưới đất hoặc ra phía sau: “Phanh gấp lại!… ngay sát đây rồi!”
– Nắm tay lại và vặn vặn như kiểu vặn tay ga xe máy: “Chú ý! có xe mô tô của… ở đằng trước, không phải trạm cố định”
– Trường hợp đi ban đêm, bạn sẽ hỏi bằng cách nháy pha 3 lần. Nếu xe đối diện nháy lại 1 lần và xi nhan phải tức là phía trước có…; xi nhan trái tức là không có gì; xi nhan ưu tiên tức là… đang rất gần.
– Còn hỏi về đường xấu không: Mím chặt môi và lắc đầu.
Khi nhận biết thông tin từ xe đối diện, thay vì chỉ cảm ơn đơn thuần, hãy khéo léo thực hiện các tín hiệu thông báo ngược lại về tình trạng đường bạn đã đi qua cho lái xe kia được biết.
Xem thêm:
Nội dung chính
2. Đi chậm lại, nguy hiểm phía trước
Nếu bạn đã đi qua một đoạn đường xấu như sạt lở, tai nạn hay ngập úng,… có thể gây nguy hiểm cho những xe đang tiến tới, bạn có thể ra hiệu cho họ bằng những cách sau:
– Nháy đèn pha trước nếu muốn cảnh báo xe đi ngược chiều hoặc nhấn đèn phanh đồng thời đưa tay trái rộng ra và hướng xuống dưới để cảnh báo cho xe đi phía sau trong trường hợp phía trước có chướng ngại vật, có vật cản hoặc có cảnh sát thông thông bắn tốc độ.
– Thò tay ra ngoài, đưa ngón trỏ lên trời ngoáy ngoáy tức là báo hiệu phía trước không đi được, nên vòng xe lại.
– Thò tay ra ngoài, lòng bàn tay hướng ra phía sau vẫy vẫy hoặc 1 ngón chỉ chỉ lúc lắc như cái gạt nước tức là báo hiệu cho xe đang định vượt biết phía trước có vật cản không được vượt.
– Thò tay ra ngoài, úp xuống đất vẫy vẫy nhẹ tức là thông báo cho các xe ngược chiều chú ý giảm tốc.
– Thò tay ra ngoài, ngửa bàn tay ra phía trước vẫy như chèo thuyền tức là xe phía sau có thể vượt.
3. Xin đường
Nếu muốn xin đường thì bạn sẽ nháy đèn tín hiệu bên trái 4-6 lần, và nháy đèn phía trước để xe phía trước nhường đường cho bạn.
Nếu xe trước chạy chậm nghĩa là nhường đường còn nếu xe trước nháy đèn lại nghĩa là không tiện để bạn có thể vượt qua.
4. Dấu hiệu xin lỗi
Những va chạm nhỏ hay lấn chiếm làn đường là những điều không nên xảy ra khi lái xe. Mặc dù không đáng kể, tuy nhiên, trong trường hợp nếu đã không may xảy ra rồi và bạn đứng ở vị trí là người sai thì hãy ra dấu hiệu 2 ngón tay tạo hình chữ “V” và lòng bàn tay hướng ra trước để tỏ ý xin lỗi tài xế phía bên kia.
5. Trục trặc đèn xe
Trường hợp này thường chỉ thấy xuất hiện vào ban đêm, khi thấy xe khác bị hỏng đèn hoặc đèn xe vẫn cháy thì bạn hãy tiến hành thao tác xòe và nắm tay của mình lại sao cho ngón cái và các ngón khác chụm vào nhau như hình hoa nở, lái xe của xe đó sẽ nhận ra và lập tức khắc phục tình trạng đèn của họ.
6. Báo hiệu cần giúp đỡ
Trường hợp chính xe của bạn gặp sự cố, bạn cần được giúp đỡ từ xe khác, hãy đan chéo tay lại thành hình chữ “T” để báo hiệu cho các lái xe khác biết.
7. Báo hiệu lái xe vào lề đường khi gặp sự cố
Trường hợp phát hiện xe đi kế xảy ra sự cố như thùng hàng không đóng kín hay 1 bộ phận nào đó bị lỏng, hãy chỉ tay vào chỗ gặp sự cố đó rồi dùng ngón cái hướng xuống dưới để lái xe kia biết và lái xe vào lề đường.
8. Báo hiệu “Tôi hiểu” và “Cảm ơn”
Ngoài những tín hiệu về cảnh báo, thông báo tình hình ngầm trên, còn có tín hiệu khi đã hiểu và tỏ ý cảm ơn để thể hiện mình là người có văn hóa thì hãy dựng đứng ngón tay cái hoặc dùng điệu bộ “Ok”.
Những lưu ý khi giao tiếp bằng tay
– Hỏi trên đoạn đường thẳng, xe mình muốn hỏi không phải xử lý những tình huống khác trên đường
– Tốc độ giữa 2 xe đang giao tiếp không quá nhanh, có đủ thời gian để lái xe ngược chiều nhận biết và phản hồi lại mình
– Chỉ nên hỏi những xe có kính chắn gió thẳng để đảm bảo nhìn thấy rõ lái xe của xe ngược chiều, không nên hỏi những xe bị phản chiếu ánh sáng vì khi đó bạn sẽ không thể nhìn thấy tài xế; cũng không nên hỏi những xe có nguồn sáng phía sau hay kính nhìn xuyên thấu vì dù họ có trả lời bạn hay không bạn cũng không nhìn thấy.
– Không nên hỏi những xe nhỏ, xe chạy đường ngắn, những xe có khả năng là xe nhà của “…” hay xe đóng “hụi chết” mua đường hàng tháng như xe tải ben, xe khách có thương hiệu,…
– Nên thực hiện hỏi nhiều xe để lấy được nhiều thông tin đồng thời kiểm tra độ tin cậy của thông tin. Trường hợp xe ngược chiều không trả lời có thể do họ không kịp trả lời vì đang bận nghe điện thoại, bận xử lý tình huống của họ hoặc mới từ đường nhánh, từ nhà chạy ra nên không biết thông tin để trả lời.
– Vào ban đêm, thông thường chỉ có một số tín hiệu giao tiếp đã nêu như trên, lái xe hầu như không hỏi được hoặc rất ít người hỏi vì điều kiện chiếu sáng hạn chế hoặc khi nháy đèn hỏi lại tưởng “đấu pha”.